Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Kể tên các dòng vận chuyển vật chất trong cây?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về các dòng vận chuyển vật chất trong cây là tài liệu học tập môn Sinh học 11 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang xem: Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào
Trả lời câu hỏi: Kể tên các dòng vận chuyển vật chất trong cây?
- Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
+ Dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây. Đặc điểm: vận chuyển ngược chiều trọng lực và có lực cản thấp.
+ Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di dộng như K+, Mg2+… từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả… Đặc điểm: vận chuyển xuôi theo chiều trọng lực và có lực cản.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về các dòng vận chuyển vật chất trong cây dưới đây nhé.
Kiến thức tham khảo về các dòng vận chuyển vật chất trong cây
1. Dòng mạch gỗ
- Dòng mạch gỗ
- Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến là và những phần khác của cây.
a. Cấu tạo của mạch gỗ
- Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch ống.
- Hình thái cấu tạo:
+ Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau.
+ Mạch ống là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào
+ Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
- Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống:
+ Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.
+ Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.
b. Thành phần dịch mạch gỗ
- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin …)
c. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh những cây gỗ cao? Điều đó là nhờ 3 lực:
- Lực đẩy (áp suất rễ):
+ Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.
+ Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ: Hai lực này thắng được trọng lực của cột nước giữ cho cột nước liên tục và không bị tụt xuống. Do giữa các phân tử nước tồn lại 1 lực liên kết hidro yếu → tạo thành 1 chuỗi liên tục các phân tử nước kéo theo nhau đi lên.

2. Dòng mạch rây
a. Cấu tạo của mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
- Hình thái cấu tạo:
+ Tế bào ống rây: là các tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh. Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây.
+ Tế bào kèm: là các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ. Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.
- Cách sắp xếp của các tế bào ống rây và tế bào kèm:
+ Các tế bào ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suất từ các tế bào quang hợp tới cơ quan dự trữ.
+ Các tế bào kèm nằm sát, xung quanh các tế bào ống rây.
b. Thành phần của dịch mạch rây
- Dịch mạch rây gồm:
+ Đường saccarôzơ (95%), các axit ain, vitamin, hoocmôn thực vật, ATP…
+ Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều K+ làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.
Xem thêm: Sân Trường Giờ Ra Chơi - Top 32 Bài Tả Quang Cảnh Giờ Ra Chơi Siêu Hay
c. Động lực của dòng mạch rây
- Động lực đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (tế bào sản xuất ở lá) với cơ quan chứa (tế bào nhận ở rễ, thân, củ, quả,…)
- Mạch rây nối các tế bào cơ quan nguồn với tế bào cơ quan chứa làm cho dòng mạch rây di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao (cơ quan nguồn) đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn (cơ quan chứa)
- Trong dòng mạch rây có nước bởi hai dòng mạch gỗ và dòng mạch rây là 2 con đường dẫn truyền các chất không hoàn toàn độc lập trong cây. Nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây sang mạch gỗ theo con đường vận chuyển ngang.